Banner top
Menu portal
Giới thiệu
Banner tin tức - sự kiện
Banner - Góp ý - Ý kiến
Kế hoạch
Banner thi đua - khen thưởng
Tổ chức đoàn thể
Thông tin tuyển sinh
Công khai thông tin
Hiển thị nội dung bài viết

ỨNG DỤNG KĨ THUẬT SKETCHNOTE TRONG HỌC TOÁN

02/03/2022
15:07:00
969

ỨNG DỤNG KĨ THUẬT SKETCHNOTE TRONG HỌC TOÁN

 

  1. Sketchnote là gì?

Sketchnote là việc bạn sáng tạo ra cách ghi chép theo phong cách riêng của mình, bao gồm chữ viết kết hợp với hình vẽ tay đơn giản tùy thích giúp việc ghi nhớ của bạn trở nên dễ dàng hơn.

2. Mục đích khi sử dụng Sketchnote là gì?

Kỹ thuật Sketchnote có thể hỗ trợ học tập hiệu quả nhờ khả năng kích thích sự phát triển đồng thời của cả hai bán cầu não. Bộ não của chúng ta được chia làm hai bán cầu, mỗi bên có các chức năng khác nhau. Việc sử dụng bán cầu não nào nhiều hơn sẽ quyết định đến những kỹ năng và sở thích của mỗi người. Trong khi bán cầu não trái có chức năng ngôn ngữ, chịu trách nhiệm xử lý những thông tin, giải quyết các vấn đề bằng khả năng phân tích, logic thì bán cầu não phải chủ yếu chịu trách nhiệm về khả năng không gian: hình ảnh, âm thanh, cảm xúc, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của con người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng 65% người học thông qua nhìn còn có tới 90% thông tin mà não tiếp nhận là hình ảnh và trí não xử lý hình ảnh nhanh gấp 60.000 lần so với xử lý chữ viết. Việc phát triển cân bằng hai bán cầu não là cân bằng khả năng tiếp nhận thông tin cả về hình ảnh lẫn ngôn ngữ, giúp con người khám phá những khả năng tiềm tàng của bản thân. Tiềm năng trí tuệ con người là kết quả hoạt động, sự liên kết của hai bán cầu não.

Sketchnote – một phương pháp dạy và học thú vị ra đời sẽ góp phần giải quyết vấn đề này.

3. Làm thế nào để tự học Sketchnote hiệu quả?

Làm quen với Sketchnote

Để có thể thành thạo hơn trong việc sử dụng, tránh mất thời gian thì bạn cần nắm được những điều cơ bản như

  • Bố cục: Bạn phải sắp xếp và phân luồng trước cho những phần hình ảnh và chữ viết để đảm bảo không gian trình bày đầy đủ nội dung của bạn.

  • Chữ viết: Bạn nên phân loại các dạng chữ viết lớn hay nhỏ, đậm hay nhạt cho những phần quan trọng hay những phần chú thích. Bạn đừng nên quá cầu kỳ vào chữ viết để tránh mất thời gian.

  • Hình ảnh: Diễn đạt những ý tưởng của bạn thông qua hình ảnh, hình ảnh cũng phải có tính liên kết, phù hợp với nội để bạn tránh gặp phải việc tìm kiếm mất thời gian.

  • Màu sắc: Bạn chỉ nên dùng một màu cơ bản để sử dụng khi ghi chép, nếu muốn nội dung sinh động hơn thì bạn có thể tô màu vào những lúc rảnh.

Thực hiện nhiều lần

Sau khi đã nắm rõ những căn bản, bạn có thể áp dụng ngay trong quá trình học tập hay làm việc của mình. Ban đầu khi thực hiện sẽ mất thời gian và gặp một số khó khăn, nhưng khi dần quen với cách thức bạn có thể tự tin sử dụng Sketchnote hiệu quả.

  1. Ứng dụng Sketchnote trong ghi nhớ công thức Toán học

Như vậy, chúng ta đã biết các công dụng trong khi học và làm việc với sketchnote. Vậy để ứng dụng nó trong học Toán, chúng ta làm như thế nào?

Bước 1: Xác định tiêu đề

Bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất: Bạn cần xác định Tiêu đề chính cho bài sketchnote.

Tiêu đề cần đảm bảo các tiêu chí: Ngắn gọn – Súc tích – Dễ nhớ

Sau khi đã chọn được tiêu đề, bạn cũng cần xác định nội dung mà mình định trình bày. Các câu hỏi sau sẽ giúp bạn:

  • Nội dung trình bày gồm có mấy ý?

  • Đó là những ý nào

  • Viết ra một cách ngắn gọn các ý đó

*Tips: Sau khi chọn được tiêu đề, hãy thử viết bằng một kiểu chữ in đậm hoặc sáng tạo, sau đó vẽ một cái khung xung quanh để làm nó nổi bật nhất nhé!

Bước 2: Ghi những ý chính cần nắm trong bài học

Ví dụ: khi học đến bài mặt tròn xoay (Hình học 12), ta cần nắm được các công thức chính trong bài gồm công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, công thức thể tích các mặt trong xoay.

Hoặc khi học bài GTLN-GTNN của hàm số (Giải tích 12), ta xác định sẽ gồm các ý chính: định nghĩa, quy tắc và ví dụ. Mỗi phần như vậy viết kí hiệu Toán học để rút ngắn bớt phần chữ.

Ghi nháp những công thức này ra giấy theo cách thông thường, bây giờ ta tiếp đến bước 2

Bước 3: Lựa chọn bố cục

Bố cục dành cho một bài sketchnote có thể gồm:

+ Bố cục đơn giản nhất là Put In Order. Đây là kiểu bố cục gặp nhiều nhất trong các bản sketchnote. Nội dung sẽ được thể hiện lần lượt từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

*Tips: Hãy bắt đầu với một tiêu đề thật lớn và nổi bật nhé!

+ Nếu nội dung liên quan đến các mốc thời gian, hãy chọn bố cục Path – Đường đi.

+ Bố cục Mindmap với một ý chính ở giữa và phát triển ra nhiều ý con bằng các mũi tên.

+ Bố cục Bỏng ngô – Popcorn cho các ý tương đương nhau và không quan trọng thứ tự hay vị trí.

Với bài mặt tròn xoay như trên, mình sẽ lựa chọn dạng bố cục Mindmap. Hay với bài GTLN-GTNN mình có thể lựa chọn dạng bố cục Put In Order. Khi vẽ nháp các bạn cần vẽ bằng bút chì để tiện trong việc tẩy xóa nhé!

Bước 4: Lựa chọn hình ảnh, bộ icon

Với các công thức Toán học, để phù hợp với nội dung của bài mặt tròn xoay, mình sẽ lựa chọn các hình ảnh về mặt trụ, mặt nón để làm hình ảnh đại diện cho bài Sketchnote.

  • Vẽ bằng các nét đơn, liền mạch

  • Vẽ thật đơn giản – Ideas Not Art

  • Sử dụng các hình khối căn bản

  • Sử dụng bút màu đen.

Bước 5: Tô màu

Tadaaa! Vậy là đến đây coi như chúng ta đã sắp hoàn thiện nội dung rồi. Chỉ còn bước tô màu nữa thôi. Tuy nhiên, để tránh cho bài Sketchnote sau khi hoàn thiện nhìn rối mắt, thì các bạn nên lựa chọn khoảng 3 màu là đủ. Thêm nữa, nên phối màu theo bảng “Bánh xe màu sắc” (Color Wheel) để nhìn màu trông thật hài hòa nhé.

Chúc các bạn học Toán thật vui! Dưới đây là một số bài vẽ Sketchnote mà mình và các bạn học sinh đã thực hành. Mời các bạn cùng xem!

 

 

 

Giáo viên: Th.S Đoàn Thị Trà My

 

 

 

[Trang chủ]
Thông báo
Banner - Thư viện ảnh
Banner - Thư viện video
Banner - Bộ giáo dục và đào tạo
Banner - Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Bình
Banner - Cổng thông tin điện tử Quảng Bình
Liên kết website
Footer

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

Địa chỉ: Thôn Tân Phú, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Điện thoại: 0523.596502 – 0523.569520.

Email: thpt_quangtrung@quangbinh.edu.vn