Banner top
Menu portal
Giới thiệu
Banner tin tức - sự kiện
Banner - Góp ý - Ý kiến
Kế hoạch
Banner thi đua - khen thưởng
Tổ chức đoàn thể
Thông tin tuyển sinh
Công khai thông tin
Hiển thị nội dung bài viết

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT

22/02/2022
14:47:00
784

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT

Tuổi học trò là quãng đời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người học sinh. Tình bạn, tình thầy trò luôn là một tình cảm cao quý. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tình cảm cao quý ấy của bao thế hệ học sinh không còn nữa. Xuất hiện nhiều hành vi bạo lực trong trường học, nhiều hành động thô bạo, lời nói thô tục xuất hiện ngày càng nhiều trong môi trường nhà trường. Gây nên nhiều bất cập, những hành vi không đẹp của giáo dục nước ta.

Bạo lực học đường là hành động xúc phạm đến tinh thần, thể xác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác. Có hành vi thô bạo thiếu đạo đức với bạn mình. Cư xử thiếu văn minh, không có chuẩn mực của học sinh diễn ra tại nhà trường.

Tình trạng học sinh lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác diễn ra rất phổ biến. Đặc biệt giữa các học sinh với nhau, tình trạng lăng mạ, xúc phạm còn nghiêm trọng hơn. Không những thế, một số học sinh còn làm tổn thương tinh thần bạn bè thông qua những câu nói lăng mạ, xúc phạm phụ huynh. Trong một số tiết học còn xuất hiện những trường hợp học sinh lăng mạ thầy cô, xúc phạm thầy cô, đặc biệt nghiêm trọng hơn còn có trường hợp học sinh có hành vi bạo lực với thầy cô, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống tôn sư trọng đạo của bao thế hệ học sinh nước ta.

Tình bạn luôn là một tình bạn đẹp, cao quý, nhưng tình trạng bắt nạt bạn bè ở trường lại là tình trạng mà chúng ta bắt gặp mỗi ngày trong môi trường giáo dục hiện nay. Tình trạng đó hầu như đều xuất hiện trong các lớp học, bắt nạt bạn bè đã gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, một số em học sinh vì bị bắt nạt đã ảnh hưởng đến tình thần, dẫn đến tự tử vì không chịu nổi sự bắt nạt đó.

Một số em học sinh còn lập nên các nhóm đánh nhau, được gọi là các “bang hội học sinh”, nhiều lần đánh nhau với các nhóm học sinh khác. Những hành động này gây nên tác động rất lớn, nhiều vụ còn gây ảnh hưởng đến xã hội. Những nhóm học sinh đánh nhau kéo theo sự tò mò của cacs em học sinh khác, làm các em xao nhãng việc học, nhiều vụ phải nhờ đến lực lượng chức năng xử lý. Thậm chí đã có trường hợp tử vong.

Không chỉ các học sinh nam mới có xu hướng bạo lực học đường, hiện nay các học sinh nữ cũng có xu hướng ngày càng bạo lực. Tình trạng nữ sinh đánh nhau không còn là xa lạ. Thậm chí xu hướng bạo lực của các em nữ sinh còn manh động hơn các nam sinh.

Hiện nay, theo xu hướng hội nhập của đất nước, học sinh dễ dàng tiếp cận ngày càng nhiều những văn hóa không lành mạnh trên không gian mạng, trong khi nhận thức bản thận chưa phát triển toàn diện, nhà trường không có biện pháp quản lý, các chế tài đối với học sinh còn lỏng lẻo, gây ra nhiều tình trạng bạo lực học học đường giữa các học sinh với nhau. Sự giáo dục của gia đình chưua có sự sát sao, đúng đắn. Một số gia đình, do thiếu sự chăm sóc và quản lý cảu bố mẹ, các em dễ bị các bạn xấu lôi kéo, tự mình tham gia vào các hoạt động bạo lực trong nhà trường. Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng khác do sự phổ biến của mạng xã hội như Facebook, Youtube, lợi dụng sự phổ biến của các trang mạng xã hội đó, những hành vi lăng mạ, xúc phạm thầy cô còn phổ biến và nghiêm trọng hơn nữa. Góp phần làm tình trạng bạo lực học đường diễn ra sâu rộng hơn. Ngoài ra, xã hội không có sự quan tâm đúng mực với tình trạng bạo lực học đường như hiện nay, mọi người còn thờ ơ, thậm chí còn cổ vũ khi có những cuộc ẩu đả, bạo lực giữa các học sinh với nhau.

Bạo lực học đường để lại hậu quả nghiêm trong cho người bị bạo lực và người gây ra bạo lực. Người bị bạo lực ảnh hưởng về thể chất cả tình thần, gây ra nhiều sự đau thương cho gai đình, tạo gánh nặng cho xã hội. Người gây ra bạo lực bị xã hội xa lánh, mất hết cả tương lai, tạo một hình ảnh xấu trong mắt mọi người.

Để hạn chế cũng như chấm dứt tình trạng bạo lực học đường hiện nay, sự giáo dục của nhà trường là quan trọng nhất, cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh một cách hiệu quả nhất. Tăng cường tuyên truyền cho học sinh những hậu quả của việc bạo lực học đường, tạo nên môi trường lành mạnh cho các em học sinh, giáo dục kĩ lưỡng ngay từ các cấp thấp nhất cho đến các cấp cao nhất. Gia đình nên chăm lo và có sự quan tâm đến sự phát triển nhận thức của con em mình, sự quan tâm đến con cái là mắt xích quan trọng trong sự phát triển của trẻ.

Mỗi học sinh luôn có trách nhiệm, tự nâng cao ý thức của bản thân, xa lánh tình trạng bạo lực học đường. Nhận ra được hậu quả của nó và có trách nhiệm trong các mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô. Thầy cô nên có những trao đổi với học sinh, nhằm tạo sự thoải mái, sự liên kết giữa giáo viên và học sinh. Sự gắn kết giữa giáo viên và học sinh cũng là một phương pháp ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.

Tình trạng bạo lực học đường luôn là một vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay, nâng cao ý thức của bản thân, tạo dựng mối quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô là những yếu tố quan trọng để giảm bớt, ngăn chặn bạo lực. Đẩy mạnh tuyên truyền cho gia đình, xã hội cùng chung tay đẩy lùi bạo lực học đường, góp phần nâng tầm nền giáo dục của Việt Nam hội nhập sâu rộng, gìn giữ văn hóa tốt đẹp cho các thế hệ học sinh sau này.

Giáo viên: Nguyễn Thị Diệu Thuý

[Trang chủ]
Thông báo
Banner - Thư viện ảnh
Banner - Thư viện video
Banner - Bộ giáo dục và đào tạo
Banner - Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Bình
Banner - Cổng thông tin điện tử Quảng Bình
Liên kết website
Footer

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

Địa chỉ: Thôn Tân Phú, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Điện thoại: 0523.596502 – 0523.569520.

Email: thpt_quangtrung@quangbinh.edu.vn