Banner top
Menu portal
Giới thiệu
Banner tin tức - sự kiện
Banner - Góp ý - Ý kiến
Kế hoạch
Banner thi đua - khen thưởng
Tổ chức đoàn thể
Thông tin tuyển sinh
Công khai thông tin
Hiển thị nội dung bài viết

Giáo dục địa phương: Bảo tồn và pháp triển cảnh quan thiên nhiên ở tỉnh Quảng Bình

06/03/2022
10:07:00
937

I. MỘT SỐ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

1. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình, nằm trong vùng sinh thái Bắc Trường Sơn, là một trong 200 vùng sinh thái quan trọng nhất trên toàn cầu, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có một số giá trị nổi bật về địa chất, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, rừng phòng hộ,... của tỉnh Quảng Bình.

Phong Nha - Kẻ Bàng là một phần của cao nguyên rộng lớn bị chia cắt, là một trong những ví dụ nổi bật, đặc trưng nhất của dạng địa hình núi đá vôi phức hợp ở Đông Nam Á. Phong Nha - Kẻ Bàng được mệnh danh là “Vương quốc hang động” với 368 hang động, tổng chiều dài trên 231 km đã được khảo sát, trong đó, động Sơn Đoòng được Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đánh giá là hang động lớn nhất thế giới.

Phong Nha - Kẻ Bàng có rừng kín thường xanh che phủ phần lớn, trong đó, trên 90% diện tích Vườn quốc gia là hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi điển hình hiếm có còn sót lại và hầu hết chưa bị tác động. Đặc biệt, sự tồn tại của quần thể Bách xanh đá 500 tuổi, diện tích khoảng 4000 ha, mọc chủ yếu trên núi đá vôi ở độ cao hơn 600 m, được xem là sinh cảnh rừng độc đáo nhất, bởi tầm quan trọng toàn cầu và giá trị bảo tồn. Quần thể Bách xanh đá là loài thực vật cổ và đặc hữu của Việt Nam, hiện chỉ còn sót lại chủ yếu ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Về đa dạng sinh học, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ghi nhận 2 952 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 111 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam; 121 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN,... Về động vật, Phong Nha - Kẻ Bàng có 1 394 loài động vật, trong đó có 82 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 116 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN, 66 loài nằm trong các phụ lục CITES,... Ngoài ra, trong 20 năm trở lại đây, có khoảng 42 loài mới cho khoa học đã lần lượt được ghi nhận và công bố ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, trong đó có 38 loài động vật và 4 loài thực vật.

Vườn quốc gia có diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ rộng lớn thuộc địa bàn các huyện Minh Hóa, Bố Trạch và Quảng Ninh, đã góp phần tăng cường chức năng phòng hộ nguồn nước, hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho người dân.
Với những giá trị về cảnh quan, đa dạng sinh học và tiềm năng du lịch tự nhiên, đa dạng, phong phú, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng sẽ tạo nên một không gian du lịch sinh thái văn hóa rộng lớn của tỉnh Quảng Bình.

(Theo Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng)

2. Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong

Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong có diện tích 22 132,93 ha nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Bình thuộc địa giới hành chính xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, bao gồm toàn bộ diện tích của 21 tiểu khu.

Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, các giá trị tự nhiên, đặc biệt bảo tồn, duy trì tính ổn định của diện tích rừng kín thường xanh trên đất thấp và rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới còn tương đối nguyên vẹn. Đây là nơi bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm đang bị đe dọa nhằm ổn định sự đa dạng về thành phần loài.

Về đa dạng sinh học, khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong có khoảng 1 030 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 87 loài mang yếu tố đặc hữu của Việt Nam, 22 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam, 06 loài họ Dầu trong sách đỏ thế giới IUCN. Một số loài đặc hữu chỉ thấy ở các tỉnh thuộc khu vực Trung Bộ và là loài mới phát hiện cho khoa học năm 2007 như Mây mật, Lá nón trung bộ, Lá nón xanh lục. Về động vật, khu dự trữ thiên nhiên có khoảng 357 loài động vật, trong đó có 76 loài thú, 214 loài chim, 67 loài bò sát, lưỡng cư. Một số loài thú đặc trưng cho vùng Bắc Trường Sơn đã ghi nhận ở khu vực này như: chà vá chân nâu, voọc Hà Tĩnh, vượn siki, cu li nhỏ, thỏ vằn, tê tê Java, gấu ngựa, mang trường sơn, mang lớn, sao la,… Một số loài chim đặc trưng cho vùng chim đặc hữu đất thấp Trung Bộ như trĩ sao, khướu mỏ dài, chích chạch má xám, khướu má xám.

Khu dự trữ thiên nhiên góp phần tăng cường chức năng phòng hộ đầu nguồn cho các sông, suối trong lưu vực sông Kiến Giang và sông Long Đại, góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt, đồng thời cung cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân thuộc huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới, duy trì độ che phủ và nâng cao chất lượng rừng thuộc Khu dự trữ thiên nhiên và khu vực lân cận.

Khu dự trữ thiên nhiên cũng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm, phát triển du lịch sinh thái khu vực phía Tây - Nam tỉnh, tạo điều kiện nâng cao thu nhập của người dân trong khu vực.

(Theo Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong, Báo cáo các nội dung quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học, năm 2021

 

Xem đầy đủ giáo án 

 

 

Giáo án word tải tại đây

Giáo viên: Tạ Thanh Tùng

[Trang chủ]
Thông báo
Banner - Thư viện ảnh
Banner - Thư viện video
Banner - Bộ giáo dục và đào tạo
Banner - Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Bình
Banner - Cổng thông tin điện tử Quảng Bình
Liên kết website
Footer

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

Địa chỉ: Thôn Tân Phú, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Điện thoại: 0523.596502 – 0523.569520.

Email: thpt_quangtrung@quangbinh.edu.vn